XÂY DỰNG ĐỨC HẠNH “CAN ĐẢM” TRONG STOICISM
👉TẢI EBOOK PDF SÁCH "THE DAILY STOIC" TIẾNG VIỆT BẢN MỚI 2022
👉TẢI EBOOK PDF SÁCH "SỔ TAY CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ - TƯ TƯỞNG VƯỢT THỜI ĐẠI ĐỂ GẶT HÁI SỨC BẬT TINH THẦN, TỰ TIN VÀ ĐIỀM TĨNH"
Có sự khác biệt lớn giữa lòng dũng cảm và việc trốn trong một pháo đài. Ở ý sau, chúng ta tự cô lập và tách mình khỏi thế giới bên ngoài. Thông thường, đây là một nỗ lực che giấu những điều to lớn xấu xa. Những người tự cô lập phải chịu đựng cảm giác bất lực, tin rằng những gì xảy ra bên ngoài, là quá sức chịu đựng, vì họ thiếu sức mạnh và kỹ năng để đối phó. Thật không may, họ bỏ lỡ nhiều trải nghiệm cuộc sống, đơn giản là vì họ không muốn đối mặt với sự xấu xa của người đời. Tuy nhiên, có một cách khác cho vấn đề này. Thay vì tự cô lập, chúng ta chọn cách tăng cường năng lực của mình, nghĩa là trở nên kiên cường hơn trước những người và hoàn cảnh khó chịu, và đừng để họ ảnh hưởng đến đời sống tốt đẹp của bản thân. Bài này khám phá các triết lý của chủ nghĩa Khắc Kỷ Stoicism, có thể giúp chúng ta xây dựng sự kiên cường, lòng dũng cảm.
“Kiên cường – fortitude” là : “Sức mạnh tâm trí cho phép một người đối mặt với nguy hiểm hoặc đau đớn hoặc nghịch cảnh với lòng can đảm” – từ điển Merriam Webster
Do đó, sự kiên cường của Stoicism là nghệ thuật củng cố tâm trí bằng các nguyên tắc Khắc Kỷ, vì vậy chúng ta ít có xu hướng trốn tránh trong pháo đài của mình và sống cuộc sống đầy đủ hơn. Người Stoics là những bậc thầy trong việc tiếp cận thế giới bằng logic và lý trí, họ chỉ ra rằng nhiều thứ bên ngoài thực sự không đáng để ta phải bận tâm. Ý kiến của người khác không quan trọng như chúng ta nghĩ, và danh tiếng chỉ là một mặt hàng đưa chúng ta từ điểm A đến B. Theo trường phái Khắc Kỷ, chúng ta không thể thay đổi thế giới, nhưng chúng ta có thể thay đổi suy nghĩ và , do đó, thay đổi vị trí chúng ta đảm nhận đối với cuộc đời. Với suy nghĩ đúng đắn, chúng ta có thể vượt qua mọi nghịch cảnh. Tất nhiên, điều này không dễ dàng và cần rất nhiều thực hành.
Vì vậy, làm thế nào các nguyên tắc Stoicism có thể thay đổi suy nghĩ của chúng ta? Trước hết, có những niềm tin trong chúng ta gợi lên sự cáu kỉnh, đôi khi rất nhiều, đến nỗi việc tồn tại đã là nhiệm vụ khó khăn. Do đó, không phải cuộc sống, mà chính niềm tin của chúng ta về cuộc sống phải diễn ra như thế nào, mới là nguyên nhân khiến ta đau đớn. Nguyên nhân là do chúng ta gắn kết hạnh phúc với những kỳ vọng nhất định. Vì vậy, khi những kỳ vọng này cứ mãi không thành hiện thực vì chúng không phù hợp với thực tế thì chúng ta đau khổ. Seneca đã viết cho bạn mình là Serenus: Serenus ước rằng mọi người không đối xử với nhau bằng sự thô lỗ và khinh miệt. Nhưng Seneca giải thích với anh ta rằng đây là cách nhìn sai lầm:
“You are expressing a wish that the whole human race were inoffensive, which may hardly be; moreover, those who would gain by such wrongs not being done are those who would do them, not he who could not suffer from them even if they were done.” – Seneca
Do đó, khi thay đổi cách nhìn thế giới, chúng ta giải tỏa bản thân khỏi nỗi đau của sự kháng cự. Cuộc sống đầy đau khổ, và đầy những người thô lỗ, ích kỷ và bạo lực. Càng ít chống lại thực tế này, cuộc sống càng yên tĩnh hơn. Trong tác phẩm “Peace of Mind”, Seneca lập luận rằng chúng ta không thể sống tốt nếu chúng ta không biết cách “chết” tốt. Nếu biết rằng cái chết là định mệnh đã an bài ngay khi chúng ta được sinh ra, chúng ta sẽ sống theo nó. Nhận thức này làm tăng thêm sức mạnh tinh thần: biết rằng chúng ta có thể chết bất cứ lúc nào, không có gì có thể xảy ra một cách bất ngờ :
“For by looking forward to everything which can happen as though it would happen to him, he takes the sting out of all evils, which can make no difference to those who expect it and are prepared to meet it: evil only comes hard upon those who have lived without giving it a thought and whose attention has been exclusively directed to happiness. Disease, captivity, disaster, conflagration, are none of them unexpected: I always knew with what disorderly company Nature had associated me.”
Tiếp tục với Epictetus. Epictetus dạy chúng ta nền tảng của sự dũng cảm về tinh thần, đó là sự kiềm chế những ham muốn và ác cảm của bản thân. Hầu hết mọi người mong muốn một số kết quả nhất định. Đây không hẳn là một điều xấu, nhưng lập trường như vậy có hậu quả :
“He who is making progress, having learned from philosophers that desire means the desire of good things, and aversion means aversion from bad things; having learned too that happiness and tranquillity are not attainable by man otherwise than by not failing to obtain what he desires, and not falling into that which he would avoid; such a man takes from himself desire altogether and defers it, but he employs his aversion only on things which are dependent on his will.”
Điều này được áp dụng rất nhiều cho tất cả mọi thứ chúng ta làm. Như Epictetus tuyên bố trong quyển Enchiridion, những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta thật yếu đuối và nhếch nhác. Và nếu để tâm trạng của mình phụ thuộc vào những thứ ngoại cảnh, chúng ta sẽ thấy mình ở một vị trí yếu ớt. Do đó, theo Epictetus, chúng ta nên thờ ơ với bất cứ điều gì nằm ngoài ý chí của mình nếu không muốn các yếu tố bên ngoài chi phối hạnh phúc. Do đó, một tinh thần kiên cường kéo theo sự khinh miệt lành mạnh đối với những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát ; những điều chúng ta thường tiếp cận với mong muốn (desire) và ác cảm (aversion). Có nghĩa là ngừng mong muốn người khác thích bạn, không còn ác cảm với việc mất tài sản và tập trung hoàn toàn vào hành động của chính bạn. Epictetus đi xa đến mức nói rằng chúng ta thậm chí muốn được chế giễu, coi thường và bị coi như kẻ thua cuộc nếu điều đó giữ được tâm an.
“You must watch, you must labor, you must get the better of certain appetites, must quit your acquaintance, be despised by your servant, be laughed at by those you meet; come off worse than others in everything, in magistracies, in honors, in courts of judicature. When you have considered all these things round, approach, if you please; if, by parting with them, you have a mind to purchase equanimity, freedom, and tranquillity.”
Người tiếp theo là Chrysippus, người thường được coi là vĩ đại nhất trong tất cả các nhà Stoic. Chrysippus đã có những đóng góp to lớn cho triết học Stoic; đặc biệt liên quan đến hệ thống Stoic của logic mệnh đề. Ông là một người cần cù, đã viết hơn 700 tập. Thật không may, tất cả đều bị thất lạc. Chrysippus mở rộng hệ thống đạo đức Stoic, và theo ý tưởng rằng sống cuộc đời hạnh phúc là mục tiêu cuối cùng mà tất cả các hành động của chúng ta nên hướng tới. Và để đạt được mục tiêu này, chúng ta nên xem xét vũ trụ để tìm ra những gì tốt và xấu hay là “sống theo kinh nghiệm của một người về những điều xảy ra thuận theo bản chất tự nhiên”. Từ quan điểm này, Stoics đã sinh ra một hệ thống phân biệt giữa đức hạnh, xấu xa và mọi thứ ở giữa và kết luận rằng sống đức hạnh có nghĩa là sống hạnh phúc, và sống ác nhân nghĩa là sống bất hạnh.
Một trong những đức hạnh của Khắc Kỷ là “lòng can đảm” (trái ngược với “hèn nhát” vốn bị coi là xấu xa). Can đảm có thể được coi là một yếu tố thiết yếu của việc xây dựng sự kiên cường của người Stoic. Thông thường, con đường của đức hạnh đòi hỏi chúng ta phải đối mặt với nỗi sợ hãi của mình, và trải qua nỗi đau thay vì né tránh nó. Lòng can đảm cho phép chúng ta đưa ra những lựa chọn đúng đắn và đạt được mục tiêu của mình bất chấp những trở ngại nằm chắn trên đường. Những tật xấu điển hình hàng ngày ta phải sửa chữa. Nghiện chất kích thích, hoặc thay thế các nhiệm vụ đầy thách thức bằng những thú vui dễ tiêu hóa, là những cách giúp chúng ta tránh xa những tình huống khó khăn. Tệ nạn mang lại niềm vui ngắn hạn ban đầu nhưng ngay sau đó là sự khốn khổ vì không đạt được mục tiêu dài hạn, bỏ lỡ những cơ hội mà chúng ta quá sợ hãi và những hành động gây tổn hại cho chúng ta và môi trường xung quanh, thường được biểu hiện trong sự xấu hổ và tội lỗi.
Đức hạnh, mặt khác, có thể gây ra sự khó chịu tạm thời, nhưng sự hài lòng lâu dài mà chúng ta đạt được là hoàn toàn xứng đáng với quá trình đấu tranh, khổ luyện. Do đó, có thể xem đức hạnh như một ngôi sao trên bầu trời mà chúng ta liên tục hướng tới. Và bằng cách vượt qua nỗi đau và niềm vui, ta không chùn bước khi đối mặt với nghịch cảnh. Lối suy nghĩ này đòi hỏi một sự thờ ơ đối với tình huống ngoại cảnh, không để nó làm lu mờ năng lực lựa chọn của chúng ta. Do đó, chúng ta tập trung chủ yếu vào hành động của chính mình và xem chúng có chính trực hay không. Những gì xảy ra xung quanh chúng ta là thứ yếu, vì nó là một vấn đề của số phận, nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta.
“If I knew that it was fated for me to be sick, I would even wish for it; for the foot also, if it had intelligence, would volunteer to get muddy.”
Bệnh tật, hoặc bất cứ điều gì khác vượt quá bản thân không làm cản trở khả năng hành động của chúng ta. Theo Stoics, những gì xảy ra đã được tự nhiên định đoạt, vì vậy chúng ta không nên mong muốn mọi thứ diễn ra khác đi; thay vào đó, chúng ta nên chấp nhận và làm những gì tốt nhất trong tình huống đó.
Tâm thế chấp nhận đối với số phận, và điều này mang lại lợi ích như thế nào đối với lòng kiên cường, đưa chúng ta đến với triết gia Stoic tiếp theo và từng là hoàng đế của Rome: Marcus Aurelius. Là vị vua của đế chế lớn nhất thế giới, Marcus Aurelius biết chính xác cuộc sống khắc nghiệt như thế nào. Rome không chỉ bị bao vây bởi kẻ thù; nó còn bị tấn công bởi bệnh dịch. Và trên hết, Marcus mắc phải nhiều căn bệnh và bị bà vợ Faustina phản bội. Ngoài ra, để đối phó với những loại người khó chịu hằng ngày, Marcus phát minh ra một bài tập Stoic được gọi là “tưởng tượng tiêu cực” nhằm củng cố tâm trí bằng cách điều chỉnh những kỳ vọng. Trong cuốn sách “thiền định” thứ mười một, Marcus khuyến khích bản thân sống theo đức hạnh, không bị người đời cản đường. Không phải ai cũng muốn điều tốt nhất cho chúng ta, và một số người cố gắng phá hoại bạn nữa. Nhưng bất kể họ làm gì, không thể đổ lỗi những sai lầm của chúng ta lên đầu họ, vì họ không ảnh hưởng đến khả năng lựa chọn của chúng ta. Vì vậy, chúng ta chịu trách nhiệm cho chọn lựa của chính mình.
“Someone despises me. That’s their problem. Mine: not to do or say anything despicable. Someone hates me. Their problem. Mine: to be patient and cheerful with everyone, including them. Ready to show them their mistake. Not spitefully, or to show off my own self-control, but in an honest, upright way.”
Tóm lại,
Seneca khuyên chúng ta nên từ bỏ những lý tưởng của mình về việc thế giới nên như thế nào, và thay vào đó, hãy đối mặt với nó như bản chất tự nhiên của nó. Ngoài ra, chúng ta không thể sống tốt, nếu không biết cách chết tốt. Vì thế, chúng ta không nên nhắm mắt trước nghịch cảnh; thay vào đó chúng ta nên mong đợi và xem nó như một phần của cuộc sống.
Epictetus nói rằng những thứ nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta là yếu đuối và nhếch nhác, vì vậy chúng là những yếu tố không đáng tin cậy để làm nền tảng cho hạnh phúc của chúng ta. Nên giữ cái nhìn “indifferent – công bình – không thiên vị” đối với những thứ độc lập với ý chí của chúng ta. Những thứ này trở nên bé nhỏ so với những gì thực sự trong tầm kiểm soát: hành động của chính chúng ta.
Chrysippus, người vĩ đại nhất trong tất cả các nhà Stoics, đã phát triển một hệ thống đạo đức Stoic, cho thấy rằng một cuộc sống hạnh phúc là một cuộc sống có đức hạnh. Lòng can đảm là một trong những đức tính tốt, có nghĩa là chúng ta phải sẵn sàng chịu đựng sự khó chịu và đối mặt với nỗi sợ hãi của mình, để sống tốt. Nếu tham gia vào các tệ nạn, chúng ta có thể trải nghiệm niềm vui ngắn hạn, nhưng điều này dẫn đến bất hạnh về lâu dài.
Marcus Aurelius đã viết trong sách “Meditations” rằng cho dù hoàn cảnh bên ngoài có nghiêm trọng đến mức nào; chúng không cản được khả năng lựa chọn của chúng ta. Do đó, chúng ta không thể đổ lỗi lầm của mình lên đầu người khác mà phải chịu trách nhiệm cho sự lựa chọn của chính mình. Càng ít để ý đến những điều không quan trọng, quyết tâm của chúng ta càng mạnh mẽ.
Nguồn tham khảo: Einzelgänger
Xem thêm :
CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ STOICISM LÀ GÌ
ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC QUYỂN SÁCH CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ STOICISM
NGUYỄN DUY CẦN, HỌC GIẢ ĐẬM CHẤT STOIC
DOWNLOAD SÁCH “SUY TƯỞNG” BẢN RÚT GỌN
MENU TẤT CẢ BÀI VIẾT CỦA TRANG NGƯỜI BẠN VÔ HÌNH (FACEBOOK)