Sổ Tay Chủ Nghĩa Khắc Kỷ

Bài thực hành 49: Đặt mình vào Vị trí của người khác

“Khi phải đối mặt với những lời lăng mạ, thù hận, hay bất cứ điều gì . . . hãy nhìn vào tâm hồn của kẻ đó. Tìm cách hiểu kẻ đó. Xem kẻ đó là người như thế nào. Rồi ngươi sẽ thấy ngươi không cần phải gồng mình để gây ấn tượng với anh ta.”
MARCUS AURELIUS

Chúng ta dễ dàng kết luận về người khác:

⦁ Ông bố không nhắc những đứa con đang ồn ào phải giữ trật tự trên tàu – chúng ta kết luận người này không ra dáng một người cha.
⦁ Tài xế vượt đèn đỏ – chúng ta kết luận tên này thật vô văn hóa.
⦁ Người mẹ lên giọng với chúng ta sân chơi – chúng ta nghĩ rằng bà này bị điên rồi.

Trong hầu hết các trường hợp, chúng ta không biết nhiều về người kia, nhưng chúng ta lại dễ dàng đánh giá họ và phàn nàn về họ.

Những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ khuyên chúng ta nên đặt mình vào vị trí của người khác, xem xét quan điểm của họ trước khi đưa ra kết luận.

Marcus nói, chúng ta nên tìm cách hiểu họ. Để xem họ là người như thế nào. Họ đang làm việc ở đâu. Và họ yêu thích và ngưỡng mộ điều gì. “Hãy tưởng tượng tâm hồn của họ bị lột trần”. Chúng ta nên thử đặt mình vào vị trí của họ trước khi đưa ra kết luận về họ.

Đối với các nhà Khắc kỷ, trao đi tình yêu quan trọng trọng hơn nhận lại tình yêu. Họ rèn luyện bản thân để đối phó với những người không mấy dễ chịu, tìm cách tránh phản ứng một cách bốc đồng với sự tức giận.

Đó là lý do tại sao chúng ta nên thử đi đặt mình vào vị trí của họ để cố gắng hiểu vì sao họ hành động như vậy. Khi đã tìm được lý do, có lẽ ta sẽ cảm thông với họ. Và ta có thể kết luận rằng chúng ta đã hiểu sai về họ rồi.

Còn nhớ ông bố không nhắc những đứa con đang ồn ào phải giữ trật tự trên tàu chứ? Cái người mà chúng ta cho rằng không ra dáng một người cha? Được rồi. Để tôi kể cho bạn nghe một câu chuyện ngắn về người đàn ông này và những đứa trẻ của anh ta. Ông bố ngồi yên lặng trên tàu, hai tay ôm lấy mặt trông rất khổ sở. Hai đứa con thì đang chạy xung quanh và la hét ầm ĩ. Những người khác bắt đầu thấy khó chịu. Bạn cũng bực mình và cho rằng ông bố này nên quản con mình tốt hơn. Thế là bạn đứng lên và tiến đến chỗ ông bố:

“Thật xin lỗi, hai đứa nhà anh ồn ào quá. Anh làm ơn bảo chúng nó giữ trật tự được không?”
“Ồ, xin lỗi anh,” ông bố trả lời. “Hiện giờ tôi không biết phải làm gì cả. Chúng tôi vừa từ bệnh viện trở về, vợ tôi vừa qua đời.”

Bất ngờ làm sao! Ta giờ đây đã hiểu những gì họ phải trải qua…

Chúng ta đánh giá người khác nhưng lại không biết hoàn cảnh của họ. Chúng ta không biết họ phải trải qua điều gì, chúng ta không biết vì sao họ làm như vậy. Chúng ta không biết gì về họ cả. Hãy khắc sâu lời khuyên này và luôn dành chút thời gian dừng lại trước khi đánh giá họ. Thử đặt mình vào hoàn cảnh của họ, nghĩ về những lí do có thể khiến họ có hành động như vậy. Biết đâu bạn cũng sẽ hành động như thế nếu gặp phải tình huống giống như họ.

Không ai lường trước được điều gì, đúng chứ?

Theo dõi Facebook Page của Chủ Nghĩa Khắc Kỷ để tải thêm nhiều tài liệu hay (Click)

Tải sách “Sổ Tay Chủ Nghĩa Khắc Kỷ” tiếng Việt (phát hành vào tháng 9 hoặc 10 năm 2021)

Nghe sách nói bản đầy đủ dài 7 tiếng của sách “Sổ Tay Chủ Nghĩa Khắc Kỷ” :