Sổ Tay Chủ Nghĩa Khắc Kỷ

Bài thực hành 28: Trò chơi Bình tĩnh

“Khi hoàn cảnh bắt buộc lấy đi sự bình thản của ngươi, ngay lập tức lấy lại tinh thần và đừng để bản thân mất cân bằng quá lâu. Tạo thói quen chấn chỉnh bản thân sẽ khiến ta càng thêm thành thục việc chấn chỉnh bản thân về trạng thái cân bằng”.
MARCUS AURELIUS

Tất cả chúng ta đều mất cảnh giác theo thời gian. Từ các sự việc nghiêm trọng đến những sự việc không đáng để tâm nhưng lại xảy ra bất ngờ. Tàu không đến đúng giờ, xe đạp bị ăn trộm, bạn bè hủy hẹn vào phút chót.

Những tình huống không đáng có như vậy có thể đánh gục chúng ta trong những lúc yếu lòng. Chúng ta mất thăng bằng, trở nên cáu kỉnh và gắt gỏng.

Đôi khi bị mất thăng bằng hoàn toàn không sao cả, điều đó vẫn xảy ra với cả những người rất xuất sắc. Điều quan trọng là lấy lại tinh thần càng sớm càng tốt.

Đừng để bị hạ gục trong thời gian dài. Xốc lại tinh thần và bật trở lại! Trở lại trạng thái cân bằng.
Nhà triết học hiện đại Brian Johnson gọi đây là “trò chơi bình tĩnh”. Các quy tắc rất đơn giản: (1) để ý khi bạn mất thăng bằng, chẳng hạn như khi bạn bắt đầu mất kiên nhẫn khi tham gia giao thông, với vợ / chồng hoặc đồng nghiệp của bạn, sau đó (2) xem bạn có thể nhận ra điều đó và chấn chỉnh bản thân nhanh đến đau – đưa bản thân trở lại trạng thái bình tĩnh.

Anh ấy nói rằng Bình tĩnh là một trong những từ tuyệt vời nhất từ ​​trước đến nay. Từ tiếng Latinh: aequus (cân bằng) và animus (tâm trí), từ này có nghĩa là “tâm trí cân bằng”.

Vì vậy, chúng ta nên chấn chỉnh bản thân bất cứ khi nào bị mất thăng bằng bởi sự việc nào đó, và sau đó lấy lại tâm trí cân bằng càng nhanh càng tốt. Nhiều khi không phải ai cũng trong trạng thái tinh thần tốt nhất. Người khôn ngoan biết điều này và mục tiêu chính của họ là hồi phục càng nhanh càng tốt. Giống như một quả bóng nảy sẽ bật trở lại khi bị ném đi.

Chúng ta muốn sống có đức hạnh và thể hiện phiên bản tốt nhất của mình mọi lúc. Vì vậy, khi chúng ta thấy mình bị tụt lại phía sau, chúng ta hãy cố gắng chấn chỉnh và trở lại đúng hướng. Chúng ta có thể chơi “trò chơi bình tĩnh” nhiều lần. Càng chơi thì ta càng cải thiện.

“Tạo thói quen chấn chỉnh bản thân sẽ khiến ta càng thêm thành thục việc chấn chỉnh bản thân về trạng thái cân bằng”. Marcus đã chỉ ra như vậy.

“Thói quen lặp lại với sự hài hòa sẽ làm tăng khả năng làm chủ của mình” như Marcus đã dạy chúng ta.
Luôn nhớ rằng: Những trở ngại và tình huống thử thách giúp chúng ta mạnh mẽ hơn, đó là cơ hội để phát triển. Chúng ta muốn trở thành những chiến binh của tâm trí, không lùi bước mà sẵn sàng đối mặt với những thử thách của cuộc sống – ta nhận thức rõ rằng những thử thách này sẽ giúp ta mạnh mẽ hơn.
Trước đó, chúng ta đã nói rằng một đám cháy sử dụng chướng ngại vật làm nhiên liệu. Chướng ngại vật chỉ làm cho ngọn lửa mạnh hơn. Bây giờ, chúng ta hãy xem xét một phép ẩn dụ khác về lửa: Gió làm lửa thêm mạnh nhưng lại làm ngọn nến bị tắt đi. Gió là chướng ngại vật; nó sẽ dập tắt bạn nếu bạn không có sự cam kết và kiên trì, nhưng nó tiếp thêm sức mạnh cho bạn khi bạn chấp nhận thử thách và không bỏ cuộc trước những khó khăn.

Nếu bạn thổi một ngọn nến, nó sẽ tắt lịm. Nếu bạn thổi vào một ngọn lửa, ban đầu nó có vẻ bị dập tắt nhưng nó sẽ bùng lại và lớn hơn. Ai cũng muốn là ngọn lửa không dễ bị vùi dập mà còn trở nên mạnh mẽ hơn.

Vì vậy, bất cứ khi nào khó khăn ập đến, hãy để ý xem điều gì đã đánh gục bạn, và sau đó xem bạn mất bao lâu để vực dậy. Hãy quan sát bản thân và tìm kiếm điều gì giúp bạn tìm lại sự cân bằng. Bạn có thể chơi trò chơi đó ngày qua ngày.

Những bài học Khắc kỷ đã giúp ích cho tôi rất nhiều, để tập trung vào những gì nằm trong tầm kiểm soát, để chấp nhận thực tại như nó vốn là, chịu trách nhiệm cho cuộc đời của mình và lựa chọn thể hiện những đức tính tốt.

Theo dõi Facebook Page của Chủ Nghĩa Khắc Kỷ để tải thêm nhiều tài liệu hay (Click)

Tải sách “Sổ Tay Chủ Nghĩa Khắc Kỷ” tiếng Việt (phát hành vào tháng 9 hoặc 10 năm 2021)

Nghe sách nói bản đầy đủ dài 7 tiếng của sách “Sổ Tay Chủ Nghĩa Khắc Kỷ” :