Sổ Tay Chủ Nghĩa Khắc Kỷ

Bài thực hành 23: Cách đối phó với Đau khổ

“Đối mặt với đau khổ tốt hơn là tự lừa dối mình”.
– SENECA

Một người bạn của tôi đã tự tử vài năm trước. Vẫn rất khó khăn để chấp nhận điều đó, nhưng tôi đã vượt qua nỗi đau đã theo tôi trong một thời gian dài. Bạn có lẽ cũng hiểu cảm giác này. Những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ bị cho là những người kìm nén cảm xúc, nhưng điều đó không đúng. Họ đối mặt với cảm xúc ngay tại thời điểm đó thay vì trốn tránh chúng.

Rất khó để kìm nén, vì chúng ta không tránh khỏi buồn đau khi biết tin người thân yêu qua đời đột ngột. Đó là phản ứng tự nhiên. “Cuộc sống không thể tránh khỏi đau khổ” Seneca nói, “mà phần lớn đến sự mất mát”.

Đôi lúc nỗi buồn là cần thiết. Theo Seneca, nên cho phép sự đau khổ khi lý trí của ta “không quá thờ ơ hay kích động, mà ở trạng thái yêu thương thay vì bị rối loạn.”

Ta cho phép mình khóc, và cũng để cho mình tự ngừng khóc. Ta cũng có thể thở dài miễn là ta biết điểm dừng. Marcus Aurelius nói rằng, bởi vì đến một lúc nào đó, hậu quả của đau buồn còn đáng sợ hơn bản thân nỗi buồn. Như người ta nói, nếu bạn thấy bản thân mắc kẹt, thì đừng chìm đắm mãi. Hãy đối mặt với cảm xúc, và thoát khỏi cảm xúc ấy. Nếu không, đến một lúc nào đó, cảm xúc tiêu cực sẽ nối tiếp nhau kéo đến. Bạn thấy tồi tệ khi kiệt sức vì đau buồn và điều này khiến bạn thấy tệ hơn, cứ thế tiếp tục như vậy. Bạn sẽ mãi cảm thấy bị mắc kẹt.

Điều chúng ta có thể làm là tận hưởng những phút giây đã trải qua với người đã khuất. Thay vì thương tiếc cho cuộc đời đã kết thúc của người đó, ta có thể chọn cách thấy biết ơn vì những giây phút bên nhau. Ta vẫn sẽ buồn, nhưng đồng thời sẽ thấy biết ơn.

Đối với Seneca, vũ khí tốt nhất để chống lại sự đau buồn là lý trí, bởi vì “Vận mệnh không ngừng khiến ta khóc, nhưng lí trí thì khiến ta ngừng khóc.”

Thử hỏi người đã ra đi có muốn bạn chìm đắm trong đau khổ không? Nếu có, thì người đó không xứng đáng để bạn rơi nước mắt và bạn nên ngừng khóc. Nếu không, và nếu bạn yêu quý cũng như tôn trọng người đó, thì bạn nên ngừng khóc.

Cũng nên nhớ rằng mọi thứ không quay lưng với bạn. Đừng nghĩ rằng bạn bị ghét bỏ.
Vũ trụ không quay lưng với bạn.

Vượt qua nỗi đau là rất khó khăn, nhưng không có lý nào phải chìm đắm mãi như vậy. Cuộc sống vẫn tiếp diễn.

Bên cạnh đó, với tư cách là những người thực hành Khắc kỷ, ta đã chuẩn bị cho điều này xảy ra khi ta thực hiện bài thực hành tưởng tượng tiêu cực (Bài thực hành 7)chiêm nghiệm về sự vô thường (Bài thực hành 4).

Làm gì khi người khác đau buồn?

Epictetus nói rằng chúng ta nên cẩn thận để không “đồng hóa” với nỗi đau của người khác. Chúng ta nên thể hiện sự cảm thông và thậm chí có thể cùng người đó rền rĩ. Khi làm như vậy, hãy cẩn thận không để mắc kẹt trong cảm xúc đó.

William Irvine từng nói: “Chúng ta nên giải tỏa sự đau buồn thay vì giữ kín trong lòng”. Ông tiếp tục, “Nếu một người bạn đang đau buồn, mục tiêu của chúng ta là giúp người đó vượt qua nỗi đau. Thậm chí có thể giả vờ sướt mướt cùng họ. Nhưng nếu chúng ta thực sự “đồng hóa” với nỗi đau ấy, thì không những không giúp ích cho người đó mà thậm chí còn khiến ta bị tổn thương.”

Việc giả vờ sướt mướt khác với việc thực sự cảm nhận nỗi đau và tự khiến mình đau khổ. Bạn đang cố gắng giúp đỡ người đó mà không để bản thân gặp nguy hiểm. Giả vờ sướt mướt không sao cả miễn là đừng có sướt mướt thật. Chỉ cần ở bên cạnh và cho người đó biết rằng bạn hiểu mà, buồn cũng không sao đâu.

Người ta nói với bạn mỗi khi bạn lên máy bay, rằng “Hãy đeo mặt nạ dưỡng khí cho mình trước”. Nếu bạn không thở được thì không thể giúp được cho người khác; và bạn không thể giúp đỡ người khác khi bạn đang vật lộn trong đau khổ giống như họ.

Theo dõi Facebook Page của Chủ Nghĩa Khắc Kỷ để tải thêm nhiều tài liệu hay (Click)

Tải sách “Sổ Tay Chủ Nghĩa Khắc Kỷ” tiếng Việt (phát hành vào tháng 9 hoặc 10 năm 2021)

Nghe sách nói bản đầy đủ dài 7 tiếng của sách “Sổ Tay Chủ Nghĩa Khắc Kỷ” :