NGỪNG QUAN TÂM NGƯỜI KHÁC NGHĨ GÌ VỀ BẠN
👉TẢI EBOOK PDF SÁCH "THE DAILY STOIC" TIẾNG VIỆT BẢN MỚI 2022
👉TẢI EBOOK PDF SÁCH "SỔ TAY CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ - TƯ TƯỞNG VƯỢT THỜI ĐẠI ĐỂ GẶT HÁI SỨC BẬT TINH THẦN, TỰ TIN VÀ ĐIỀM TĨNH"
Mọi người dành quá nhiều năng lượng để quan tâm những gì người khác nghĩ về họ. Thật lãng phí thời gian! đặc biệt là trong thời đại của chủ nghĩa cá nhân. Các nhà Stoic cổ xưa đã đi trước thời đại về nghệ thuật không quan tâm đến những gì người khác nghĩ về chúng ta, và bài này sẽ đưa ra những lý do tại sao ta nên ngừng quan tâm đến mồm miệng của thiên hạ. Rất thường xuyên, chúng ta dễ bị cuốn vào nỗi lo về những gì người khác nghĩ và nói về chúng ta, ngay cả khi họ là người xa lạ.
Marcus Aurelius đã đúng khi nói rằng chúng ta quan tâm đến ý kiến của thiên hạ hơn của bản thân:
“Tôi chưa bao giờ hết ngạc nhiên. Tất cả chúng ta đều yêu bản thân mình hơn những người khác, nhưng quan tâm đến ý kiến của họ hơn của chính bản thân chúng ta”
Nhưng tại sao chúng ta làm điều này? Có lẽ mong muốn được yêu thích xuất phát từ nỗi sợ hãi bị bỏ rơi. Trong thời bộ lạc, bị ruồng bỏ đồng nghĩa với cái chết, vì vậy, được yêu mến thật hữu ích cho việc sống còn. Chúng ta có thể thấy điều này ở động vật: chó là động vật bầy đàn và sợ bị bỏ lại một mình, vì vậy chúng tru tréo và rên rỉ khi người chủ rời khỏi nhà. Nhưng khi xem xét điều này một cách logic, bạn không cần phải sợ việc bị bỏ rơi và trong hầu hết các trường hợp, cuộc sống chẳng rơi vào nguy hiểm khi những người khác không thích hoặc không chấp nhận chúng ta. Sẽ tốt hơn khi chúng ta được yêu thích, ví dụ như nhận được nhiều likes trên mạng xã hội, nhưng ta không cần chúng để tồn tại và cảm thấy hạnh phúc. Như triết lý Khắc Kỷ có đề cập : “Ta nên thờ ơ với danh tiếng tốt – a good reputation is a preferred indifferent”. Được thì tốt, nhưng nếu không có cũng chẳng sao, nó chả ảnh hưởng gì đến lối sống đức hạnh. Nói cách khác: nếu sống có đạo đức, tại sao chúng ta phải quan tâm những gì người khác nghĩ? Chúng ta biết rằng mình sống theo cách tốt, và đó là những gì quan trọng.
Chẳng phải Chúa Giê-Su bị quần chúng coi thường, mặc dù Ngài là hiện thân của điều tốt? Hoàng đế La Mã và triết gia khắc kỷ Marcus Aurelius đã viết về sự khinh miệt đối với hành vi tìm kiếm sự xác nhận từ người khác :
Điều gì được đánh giá cao? Khán giả vỗ tay? Không. Không nhiều hơn lời nói nhảm của họ. Đó là tất cả những gì công chúng khen ngợi – những lời lảm nhảm.
Nhìn vào bản chất của sự xác nhận – từ cái vỗ tay đến lượt like trên Facebook – chúng ta thấy gì ? Chả có gì nhiều hơn một vài chuyển động cơ thể (vỗ tay) và một số pixel trên màn hình, điều đó mang lại cho chúng ta niềm vui thích tạm thời. Tuy nhiên, sự xác nhận không bao giờ mang lại sự hài lòng lâu dài và khiến chúng ta thèm muốn nhiều hơn. Do đó, khá vô dụng khi dành cả đời để theo đuổi thứ viễn vông. Tuy nhiên, chúng ta thường thấy rằng mọi người buồn bã khi họ không nhận được sự xác nhận mà họ nghĩ mình xứng đáng hoặc khi phát hiện ra ai đó không thích, thậm chí ghét họ. Trong một số trường hợp, sự xúc phạm đơn giản và vô nghĩa có thể dẫn đến bạo lực.
Epictetus đã chỉ ra từ lâu rằng chúng ta không kiểm soát được ý kiến của người khác và rằng ngoại cảnh hay thay đổi:
Càng coi trọng những thứ ngoài tầm kiểm soát của bản thân, chúng ta càng có ít quyền kiểm soát.
Hãy đối mặt với nó. Dù cố gắng bao nhiêu đi chăng nữa, vẫn luôn có những kẻ ghét chúng ta, họ là những người vô ơn, thù địch, đáng ghét, xấu tính và phán xét..v.v… Chúng ta thường trở nên phẫn nộ với những người này và đôi khi, dành cả đời để suy nghĩ về những điều khó chịu mà họ nói. Epictetus đã nhắc:
Khi người khác đổ lỗi hoặc ghét bạn, hoặc nói bất cứ điều gì gây tổn thương, hãy tiếp cận linh hồn tội nghiệp của họ, thâm nhập vào bên trong và xem họ là loại người nào. Bạn sẽ khám phá ra rằng không có lý do gì để lo ngại về ý kiến của những kẻ đó về bạn.
Sự oán giận giống như việc uống thuốc độc và…mong chờ người khác chết ! Thật lãng phí thời gian. Với một chút lòng trắc ẩn, dễ dàng nhận ra những người xúc phạm chúng ta cũng là con người. Có nhiều lý do khiến họ nghĩ và nói như vậy chẳng hạn như thiếu kiến thức, thiên vị, thất vọng…hoặc họ có thể đang chỉ ra điều gì đó thực sự thiếu sót ở chúng ta. Nếu cái sai là thật, chúng ta nên nhìn nhận và sửa chữa.
Cứ ngẫm nghĩ về việc người khác không thích mình chẳng đi đến đâu hết. Chúng ta không thể điều khiển được người khác nghĩ gì về mình nhưng có thể chủ động xử lý tình huống. Thái độ đối với ngoại cảnh sẽ khiến chúng ta hạnh phúc hay không. Việc bị tổn thương bởi ý kiến từ những người khác, không phải do họ đâu, mà do tâm trí của chúng ta lo lắng về những thứ ngoài tầm kiểm soát và chẳng liên quan đến lợi ích tinh thần. Nói một cách đơn giản: những gì người khác nghĩ … không phải là việc của chúng ta ! Kệ bà họ đi !
Xem thêm :
CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ STOICISM LÀ GÌ, BÀI GIẢNG CỦA GIÁO SƯ MICHAEL SUGRUE
ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC QUYỂN SÁCH CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ STOICISM
NGUYỄN DUY CẦN, HỌC GIẢ ĐẬM CHẤT STOIC
DOWNLOAD SÁCH “SUY TƯỞNG” BẢN RÚT GỌN
MENU TẤT CẢ BÀI VIẾT CỦA TRANG NGƯỜI BẠN VÔ HÌNH (FACEBOOK)