MEMENTO MORI – NHỚ ĐẾN CÁI CHẾT
👉TẢI EBOOK PDF SÁCH "THE DAILY STOIC" TIẾNG VIỆT BẢN MỚI 2022
👉TẢI EBOOK PDF SÁCH "SỔ TAY CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ - TƯ TƯỞNG VƯỢT THỜI ĐẠI ĐỂ GẶT HÁI SỨC BẬT TINH THẦN, TỰ TIN VÀ ĐIỀM TĨNH"
Cuộc đời ngắn ngủi và dường như trôi qua nhanh hơn khi chúng ta già đi. Dù vậy, nhiều người vẫn phí phạm thời giờ vào những thứ nhỏ nhặt. Nhưng có thuốc giải độc đây. Nghĩ về cái chết không chỉ nhắc nhở chúng ta có rất ít thời gian để làm việc cần làm; chúng ta còn học cách chấp nhận cái chết và nó luôn hiện hữu quanh ta. Trong bài này, tôi khám phá triết lý Khắc Kỷ của cụm từ “Memento Mori”.
“Memento mori” là từ Latin, nghĩa nghĩa là “remember thou art mortal” Trên bức vẽ nổi tiếng của Philippe de Champaigne năm 67, có ba thứ thiết yếu của memento mori. Đồng hồ cát hàm nghĩa cuộc đời đang trôi qua trong từng giây. Bông hồng đại diện cho sự thật và sức sống, nghĩa là đến lúc nào đó chúng ta đều tan rã . Hộp sọ tượng trưng cho cái chết. Chúng ta đang tiến đến cái chết, và những người xung quanh, những ai chúng ta yêu quý cũng y vậy. Có nghĩa là, hôm nay có thể là ngày cuối cùng của bạn.
“Bạn có thể rời khỏi cuộc sống ngay lúc này hãy để điều này định nghĩa hành động, lời nói, và suy nghĩ của bạn” – Marcus Aurelius viết trong sách “Suy Tưởng”
Nếu bạn phải chết hôm nay, bạn sẽ làm gì ? Chà, một số người sẽ ăn chơi nhảy múa, hưởng thụ khoái lạc trước khi họ chết. Nhưng nếu bạn sống theo các nguyên tắc của Stoicism, đó không phải lựa chọn thích hợp mà bạn sẽ sống nốt những giờ cuối cùng càng chính trực và đức hạnh càng tốt. Bạn có muốn bày tỏ tình thương với những người mình yêu mến ? Nói rằng bạn yêu họ. Bạn còn việc gì dang dở ? Hãy xử lý nó ngay bây giờ. Cho nên, memento mori là thuốc chữa cho sự trì hoãn, một trong những thói quen tởm nhất của loài người bởi vì sự trì hoãn xảy ra khi chúng ta tin mình có nhiều thời gian.
Khi niềm tin ấy mất đi, chúng ta thấy mình cần làm việc ngay, vì ngày mai chúng ta có thể chết. Nghĩ về cái chết có thể gợi lên sợ hãi và buồn rầu ngoài động lực để làm việc. Nguyên nhân không do cái chết, mà do nhận thức của chúng ta về nó. Epictetus từng viết :
“Họ thấy phiền, không vì sự vật, mà bởi những nguyên tắc và quan niệm mà họ hình thành liên quan đến sự vật”
Đối với Socrates, cái chết không tệ mà là sự sỡ hãi trong quan niệm của chúng ta khi nghĩ về nó:
“Khi hết sợ cái chết và xem nó như kết quả không thể tránh khỏi trong đời chúng ta sẽ trân trọng thời gian và không phung phí nó vào những thứ nhỏ nhặt”
Một khía cạnh khác của memento mori là sự chuẩn bị. Chúng ta sẽ mất đi những người thân yêu, và đôi lúc, theo cách tàn nhẫn nhất. Khi nhìn vào lịch sử nhân loại hoặc những gì đang xảy ra trên địa cầu: thế giới đầy rẫy cái chết ! Nói rằng “không bị ảnh hưởng bởi mất mát” thì dễ hơn làm. Dù trường phái Stoic đề xuất ý tưởng này, phần lớn chúng ta vẫn là con người và phải đối mặt với buồn đau khi người mình yêu mất đi.
Hãy tự nhắc bản thân, chúng ta có thể mất đi một người thân yêu ngay lúc này giúp chúng ta đỡ bị sốc khi điều đó xảy ra. Phần lớn những người tôi biết, họ rất đau đớn khi mất đi người thân yêu. Con người thường gắn bó với nhau đến nỗi họ không chịu được mất mát. Nhưng nếu hiểu rõ về cái chết chúng ta có thể luyện não trạng tốt hơn về khả năng xảy ra mất mát. Thay vì bám lấy một người, hãy ước rằng ta không phải xa cách, chúng ta có thể chấp nhận sự thật rằng ngày phân ly sẽ đến. Điều này không có nghĩa chúng ta không nên buồn rầu và thương tiếc, mà là bản thân đã chuẩn bị từ lâu. Chúng ta biết phải làm gì để giúp đỡ cộng đồng khi có người qua đời. Trong tâm thế này, việc ai đó mất đi trở nên trung tính hơn. Marcus Aurelius từng viết:
“Đừng xem thường mà hãy đón nhận cái chết Cái chết là một phần của tạo hoá. Giống như ngày xuân và tuổi già Giống sự phát triển và trưởng thành Giống bộ răng mới, hàm râu, sợi tóc bạc đầu tiên. Giống việc giao phối, thụ thai và sinh đẻ. Giống những thay đổi vật lý ở mỗi giai đoạn khác nhau, chúng ta trở về cát bụi cũng vậy”
Sẽ ra sao sau khi ta chết ? Chúng ta bước vào cõi hư vô vĩnh hằng, không còn nhận thức bằng giác quan hay rối loạn cảm xúc, không còn lo lắng, đồn đoán, hay sự nô lệ của cơ thể vật lý ? Hay lại đầu thai ở một kiếp khác ? Chả ai biết. Nhưng chúng ta biết chắc mình không bất tử. Khi cái chết mỉm cười với bạn, còn gì tốt hơn là mỉm cười lại với nó ?
Xem thêm
ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC QUYỂN SÁCH CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ STOICISM
NGUYỄN DUY CẦN, HỌC GIẢ ĐẬM CHẤT STOIC
CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ STOICISM LÀ GÌ