CẨN THẬN TRONG TỪNG SUY NGHĨ
👉TẢI EBOOK PDF SÁCH "THE DAILY STOIC" TIẾNG VIỆT BẢN MỚI 2022
👉TẢI EBOOK PDF SÁCH "SỔ TAY CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ - TƯ TƯỞNG VƯỢT THỜI ĐẠI ĐỂ GẶT HÁI SỨC BẬT TINH THẦN, TỰ TIN VÀ ĐIỀM TĨNH"
“Những thứ mà bạn hay sũy nghĩ sẽ định hình tâm trí bạn. Linh hồn của bạn sẽ mang màu sắc của những suy nghĩ đó” – Marcus Aurelius
Hãy xem tâm trí của chúng ta mạnh mẽ như thế nào nhé ! Hãy so sánh tâm trí của bạn với thiết bị phức tạp nhất mà con người từng chế tạo : Máy tính Một máy tính tầm trung có thể chứa khoảng 25000 bức ảnh 20000 bài hát và hàng trăm bộ phim. Ngày nay thì chỉ cần một cái USB này là đủ.
Bây giờ hãy so sánh nó với tâm trí bạn. Ước tính, não bạn có thể xử lý 10 triệu tỷ phép tính trong một giây và bạn không cảm nhận được điều đó. Kinh nhỉ ! Thử nghĩ xem, cái gì điều khiển máu lưu thông trong mạch với số lượng và áp xuất đúng chuẩn để nuôi sống cơ thể ? Cái gì làm tim bạn đập ngay lúc này ? Bạn có ý thức điều khiển được nhịp tim không ? Không ! Cái gì duy trì nhiệt độ cơ thể của bạn ở đúng mức chuẩn để duy trì sự sống ? Cái gì điều khiển 6 nghìn tỷ hoạt động cho 60 nghìn tỷ tế bào mỗi giây? Nó chính là “tiềm thức – subconscious mind” và đây là nguồn sức mạnh của bạn.
Con mèo và con cún con cũng có tiềm thức. Nhưng trong những thứ mà tiềm thức có thể thực hiện nó không làm được một thứ và thứ này có thể thu hút những điều tốt đẹp vào đời bạn hoặc phá huỷ sức khoẻ. Vậy đó là gì mà tiềm thức bó tay ? Tiềm thức không phân biệt được sự kiện thật và những gì bạn nghĩ về. Nghe thật buồn cười phải không ? Điều gì xảy ra khi bạn gặp phải ác mộng ? Bạn tỉnh giấc, tim đánh trống, đổ mồ hôi và nao núng đến cạn lời. Cơn ác mộng tồn tại trong tâm trí chứ bạn có bị gì nguy hiểm đâu, nhưng tâm trí bạn không biết điều đó Một cách sinh lý học, bạn phản ứng như thể cơn ác mộng thực sự diễn ra.
Có một nghiên cứu, trong đó vị bác sĩ gắn vào vận động viên trượt tuyết chuyên nghiệp một thiết bị theo dõi cơ bắp. Bác sĩ bảo anh ta nghĩ về việc trượt tuyết xuống đồi, nghĩ thôi, không động đậy cơ bắp nha. Hành động nghĩ về trượt tuyết xuống dốc cao thực sự làm cơ bắp run lên làm nó thật sự rung động cứ như thể anh ta đang thực sự trượt tuyết vậy. Rung động xuất phát từ suy nghĩ ! Hiện tượng này đã được nhắc đến nhiều lần qua hiệu ứng giả dược (Placebo effect). Bệnh nhân nhóm A được kê đơn một loại thuốc được FDA chứng nhận nó là thuốc đặc trị cho căn bệnh đó. Bệnh nhân nhóm B cũng mắc bệnh tương tự nhưng được phát thuốc nhân đường, nhưng cứ nghĩ là thuốc thật. Cả hai nhóm đều khỏi bệnh. Tờ New England Journal of Medicine từng công bố một nghiên cứu về hai nhóm bệnh nhân cùng bị chứng thoái hóa rối loạn khớp gối. Nhóm A được cho phẫu thuật chỉnh lại khớp gối và các triệu chứng được giảm bớt. Nhóm B, với sự cho phép của người thân được cho phẫu thuật giả mà họ cứ nghĩ đó là thật. Bác sĩ chỉ mổ nhẹ ba vết rồi thôi chứ không phẫu thuật. Cả hai nhóm báo lại rằng cuộc phẫu thuật đã thành công. Thật ra, các nhà nghiên cứu gợi ý rằng ít nhất một phần ba của tất cả các loại điều trị y tế bao gồm cả phẫu thuật, đều dựa vào niềm tin rằng điều trị như vậy sẽ có kết quả, còn gọi là hiệu ứng giả dược.
Hầu hết mọi người không nhận ra còn có một hiệu ứng khác tên là Nocebo. Nó ngược lại hoàn toàn với hiệu ứng giả dược Placebo. Tâm trí, thay vì chữa bệnh, lại tạo ra bệnh. Chứng hypochondriac giống như vậy. Việc tin rằng họ đang mắc bệnh trong người khiến họ trải nghiệm các triệu chứng của căn bệnh đó. Bất cứ niềm tin nào bạn nhét vào tiềm thức sẽ trở thành hiện thực. Đó là cách thôi miên hoạt động. Người thôi miên gieo một ý tưởng vào vào sâu trong tâm trí bệnh nhân và đối tương trải nghiệm bất cứ thứ gì họ đang giữ trong đầu. Nếu họ tin rằng trên tay họ có con nhện, mắt họ sẽ thực sự thấy con nhện trên tay. Một ví dụ đáng kinh ngạc xảy ra khi nhà thôi miên bước đến gần bệnh nhân với một ngón tay chìa ra. Ông ta nói rằng ngón tay mình đang cháy và rất nóng. Nhà thôi miên chậm rãi chạm ngón tay vào bệnh nhân và chỗ da ấy đỏ lên khi bị ngón tay chạm vào.
Hiểu được điều này rất quan trọng trong việc chữa lành. Tự do (free will) thật ra chỉ là ảo ảnh. Trong thực tế, chỉ có 2%-4% bạn được quyết định mình sẽ làm gì. Bạn được thật sự quyết định. 96% đến 98% còn lại, bạn ở chế độ “lái tự động” auto-pilot. Tiềm thức của bạn điều khiển quyết định 96% đến 98% trong mọi lúc. Vẫn chưa tin tôi à ? Bạn thích ăn kem không ? Nếu thích, hãy búng tay và ngừng việc thích lại đi. Bạn thích xem thể thao chứ ? Búng tay và ngừng việc thích đó lại đi. BẠN KHÔNG THỂ ! 96%-98% mọi lúc, mọi thứ chúng ta khao khát và hành động tương ứng đến từ những thứ đang hiện diện mạnh mẽ sâu trong những tiềm thức.
Chúng ta bị thu hút bởi những gì được lưu giữ mãnh liệt sâu trong tiềm thức. Điều gì xảy ra khi bạn mua xe mới ? Đó là model xe duy nhất mà bạn thấy trên đường trong vài tuần tới. Bạn đã thấy tất cả những chiếc xe đó trước khi bạn mua xe mới nhưng tại sao bạn không để mắt tới chúng ? Bởi vì trước đó bản thân bạn chưa sở hữu cái xe. Bản thân bạn không nghĩ về nó. Bạn sẽ bị thu hút bởi những thứ bạn giữ trong đầu.
Đó là lý do tại sao các quảng cáo ẩn ý (subliminal) hiệu quả vô cùng. Hiệu quả đến nỗi loại hình quảng cáo này bị cấm ở hơn 10 quốc gia. Nếu những gì bạn giữ trong tiềm thức định hình thực tại của bạn thì cái gì định hình tiềm thức ? Đó là mọi thứ bạn tiếp xúc, mọi thứ bạn nhìn, nghe, ngửi, nếm và cảm nhận đang định hình tiềm thức của bạn.
Những ví dụ cụ thể : TV Dưới đây là một chỉ số đáng sợ. Trước khi hoàn thành cấp một một đứa bé đã chứng kiến khoảng 8000 vụ ziết chóc (mô phỏng) trên TV. Tất cả những cảnh rất đẫm máu đó chìm vào sâu trong tâm trí bọn trẻ. Đừng để Hollywood hay phim hoạt hình nó lừa bạn. Trong những năm tháng phát triển quan trọng nhất, lúc đứa bé nên được dạy về lòng trắc ẩn và sự thấu hiểu thì bọn tiên sư giáo sĩ sản xuất ra những phim hoạt hình “tưởng chừng vô hại” để nhồi nhét bạo lực vào đầu trẻ con một cách tinh vi. Đừng bị đánh lừa !
Bạn đang nghe gì trên Radio ?! Những từ hoặc suy nghĩ bạn giữ lại trong tâm trí có một tần số rung động nhất định. Những từ ngữ hoặc ý định tiêu cực mang tần số rung động thấp hơn và những từ ngữ tích cực có tần số rung động cao hơn. Đây là bài “Bad Romance.” của Lady Gaga Một số đoạn trong lời nhạc ” Em muốn bi kịch Em muốn anh xấu xí Em muốn anh bệnh hoạn Em muốn một chuyện tình tệ, rất tệ”. Suy nghĩ tạo nên chúng ta. Chúng ta phải siêu cẩn thận với những gì chúng ta đang nạp vào đầu. Âm nhạc có thể tươi đẹp và hữu ích nhưng cũng có thể tác động xấu lên sức khoẻ của bạn. Hãy chọn một cách thông thái !
Thời tôi còn trẻ, thứ bạo lực nhất trên video games là Mario và Luigi nhảy đạp đầu mấy con rùa. Còn đây là những gì bọn trẻ thời nay đang chơi : Những hình ảnh rợn tóc gáy này đang chìm sâu vào tiềm thức người chơi làm suy yếu hệ thống miễn dịch và dần dần có tác động xấu rất lớn lên sức khoẻ bọn trẻ. Không ai nói rằng những game này khiến người chơi cầm súng đi bắn người mà là chúng ảnh hưởng đến sức khoẻ. Rõ ràng là vậy.
Điều gì xảy ra khi bạn buôn chuyện ? Để nói xấu, bạn phải giữ một kí ức và suy nghĩ tiêu cực trong tâm. Bạn không chỉ suy nghĩ về kí ức tiêu cực đó bạn còn chia sẻ nó với người khác. Giây phút bạn giữ lại những thứ xấu trong đầu, hoá sinh trong não bạn thay đổi và cortisol, hoocmon stress được tiết ra bơm vào máu và sau đó làm yếu hệ thống miễn dịch, ức chế hoạt động của các Bạch Cầu tăng khả năng nhiễm trùng và thậm chí kích thích tăng cân. Tất cả từ việc buôn chuyện và từ suy nghĩ của bạn. Buôn chuyện nói xấu là làm hại bản thân, nhớ nha !
Nhưng trong mọi thứ bạn tiếp xúc, không gì quan trọng hơn những suy nghĩ bạn giữ trong tâm trí. Chúng ta có khoảng 60 nghìn suy nghĩ một ngày và trong thực tế, phần lớn những suy nghĩ hôm nay không chỉ giống hệt ngày hôm qua mà còn là những suy nghĩ tiêu cực chẳng hạn như quằn quại, ăn mày quá khứ hoặc lo lắng về những thứ xảy ra trong tương lai. Giây phút chúng ta suy nghĩ tiêu cực là cortisol, stress hoocmon được sản sinh và bơm vào máu. Những suy nghĩ tạo nên chúng ta. Hầu hết mọi người tin rằng các tình huống khiến họ nao núng stress hay trầm cảm…
Sự thật là đây. Trong vũ trụ này không có tình huống nào có thể khiến một người cảm thấy nao núng. Phản ứng tâm lý của bạn với tình huống đó mới là nguyên nhân. Tình huống không có lỗi. Hiểu được điều này là rất quan trọng. Tại sao khi chơi nhảy dù thì não người này giải phóng endorphins, hoocmon “feel good” tạo nên sự sảng khoái trong khi não người kia lại giải phóng cortisol ? Tình huống giống nhau thôi mà. Tại sao khi sự xuất hiện của ai đó khiến người này vui mừng trong khi người kia lại lo lắng ? Bởi vì tình huống không bao giờ gây ra sự nao núng, mà là phản ứng của một người trong tình huống đó. Bạn tạo ra sự nao núng chứ không phải tình huống. Khi bạn thật sự hiểu được sự thật này bạn nhận ra bạn điều khiển cơn nao núng chứ không phải tình huống. Đó là một trong những cảm xúc “giải phóng” nhất bạn có thể trải nghiệm. Nếu tạo ra được, thì bạn cũng có thể vứt nó đi. Suy nghĩ của bạn điều khiển cuộc đời bạn. Bạn định hình ra mọi thứ. Hãy suy nghĩ sáng suốt. Mong Thượng Đế phù hộ bạn !
Xem thêm bài liên quan :
SUY NGHĨ LINH TINH VÀ TẠP NIỆM : LÀM SAO ĐỂ HẠN CHẾ CHÚNG ?
CÁCH CHỮA CHỨNG NÃO KHỈ
Đọc Thêm :
CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ STOICISM LÀ GÌ
ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC QUYỂN SÁCH CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ STOICISM