Bài thực hành 53: Chỉ nói những gì cần thiết
👉TẢI EBOOK PDF SÁCH "THE DAILY STOIC" TIẾNG VIỆT BẢN MỚI 2022
👉TẢI EBOOK PDF SÁCH "SỔ TAY CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ - TƯ TƯỞNG VƯỢT THỜI ĐẠI ĐỂ GẶT HÁI SỨC BẬT TINH THẦN, TỰ TIN VÀ ĐIỀM TĨNH"
“Hãy đặt sự im lặng là mục tiêu của mình trong phần lớn cuộc trò chuyện; chỉ nói những gì thực sự cần thiết, và hãy nói thật ngắn gọn. Trong những trường hợp hiếm hoi khi được yêu cầu nói thì hãy nói, nhưng đừng bao giờ nói về những thứ sáo rỗng như các đấu sĩ, các cuộc đua ngựa, các trận đấu thể thao, đồ ăn hay thức uống – toàn là những chuyện tầm phào. Trên hết, không bàn chuyện về người khác, không được ca ngợi, đổ lỗi hay so sánh họ.”
– EPICTETUS
Lần tới khi bạn nói chuyện với người khác, hãy quan sát cuộc trò chuyện. Bạn sẽ thấy rằng mọi người đều nói về chính họ. Dù chủ đề là gì, mọi người sẽ móc nối với những trải nghiệm cuộc sống của họ để thêm vào cuộc trò chuyện. Đó là những gì chúng ta làm. Chúng ta thích nói về bản thân. Vì vậy, chúng ta không thực sự lắng nghe những gì được người khác chia sẻ, thay vào đó ta suy nghĩ mình sẽ nói gì khi đến lượt mình.
Và nếu chúng ta nói về người khác, thì chắc chắn phần lớn là về những điểm chưa tốt của họ. Chúng ta tám nhảm. Chúng ta so sánh mình với người khác, cho rằng mình tốt hơn họ ở điểm này điểm kia. Nếu nghiêm túc suy nghĩ, bạn sẽ thấy việc nói xấu sau lưng và đánh giá người khác khi họ không có mặt để biện hộ cho mình thực ra không phải là một chuyện công bằng.
Các nhà Khắc kỷ đều thẳng thắn cho rằng: Không buôn chuyện. Không đổ lỗi. Không phàn nàn. Không nói quá nhiều. Đặc biệt là không nói về những chuyện vô nghĩa.
“Trong cuộc trò chuyện, đừng nói lê thê về những việc làm hay những chuyến phiêu lưu của mình.” Epictetus nghiêm khắc cho rằng: không được kể quá nhiều. “Chỉ vì ngươi thích thú với việc huyên thuyên về chiến công của mình không có nghĩa là những người khác cũng thấy thích thú khi nghe về chúng.”
Không ai muốn nghe những câu chuyện phóng đại thời trung học, những chuyện khi bạn chơi thể thao và tham gia tiệc tùng. Nó thể hiện sự tự phụ và khiến người khác khó chịu. Bạn có thể cảm thấy tuyệt vời vì bạn là trung tâm của cuộc trò chuyện – nhưng đối với những người khác thì thế nào? Chắc chắn họ chỉ mỉm cười và không nói gì nhiều, nhưng bên trong họ thực sự cảm thấy thế nào?
Marcus Aurelius khuyên rằng chỉ nên nói những gì bạn nghĩ là chính đáng, và luôn làm như vậy với sự tử tế, khiêm tốn và chân thành. Trọng tâm là: Chỉ lên tiếng khi bạn chắc chắn rằng điều mình nói không nên giữ trong lòng.
Ngoài ra, hãy thực hiện những gì bạn nói. Một hành động hơn ngàn lời nói.
Bài tập này rất dễ áp dụng vào thực tế. Khi đang trò chuyện, hãy có chủ đích lắng nghe nhiều hơn. Quan sát những gì họ nói. Quan sát bản thân có thôi thúc muốn nói gì không (có thể là những chuyện liên quan đến bản thân) và chỉ lên tiếng khi bạn chắc chắn rằng điều mình nói không nên giữ trong lòng.
Trò chuyện để kết nối với người khác. Chứ không phải để thể hiện bản thân. Để họ nói nhiều hơn. Và hãy tận hưởng quá trình lắng nghe.
Theo dõi Facebook Page của Chủ Nghĩa Khắc Kỷ để tải thêm nhiều tài liệu hay (Click)
Tải sách “Sổ Tay Chủ Nghĩa Khắc Kỷ” tiếng Việt (phát hành vào tháng 9 hoặc 10 năm 2021)
Nghe sách nói bản đầy đủ dài 7 tiếng của sách “Sổ Tay Chủ Nghĩa Khắc Kỷ” :