Bài thực hành 31: Ngay Tại đây và Ngay Bây giờ
👉TẢI EBOOK PDF SÁCH "THE DAILY STOIC" TIẾNG VIỆT BẢN MỚI 2022
👉TẢI EBOOK PDF SÁCH "SỔ TAY CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ - TƯ TƯỞNG VƯỢT THỜI ĐẠI ĐỂ GẶT HÁI SỨC BẬT TINH THẦN, TỰ TIN VÀ ĐIỀM TĨNH"
“Đừng để bức tranh toàn cảnh của cuộc đời áp bức ngươi, đừng đắm chìm vào những gì đã xảy ra trong quá khứ hoặc sẽ xảy ra trong tương lai. Chỉ cần tự hỏi bản thân của hiện tại: ‘Có điều gì trong công việc này mà ta không thể chịu đựng hay chống đỡ?’”
– MARCUS AURELIUS
Một phần quan trọng của Chủ nghĩa Khắc kỷ là việc nhận thức về hiện tại giúp bạn lùi lại một bước, nhìn nhận tình hình một cách khách quan, phân tích cảm xúc của mình và hành động đúng đắn.
Khi quá bận rộn, rất dễ mất tập trung vào nhiệm vụ trên và ta có thể bị lạc lối trong cuộc sống. Ta lo xa về tương lai không chắc chắn và ta mắc kẹt trong quá khứ không thể lấy lại. Vì thế mà ta thấy quá sức chịu đựng.
Đừng quên rằng quá khứ và tương lai không nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Quá khứ và Tương lai đều vô thưởng vô phạt. Marcus nói rằng khoảnh khắc hiện tại là tài sản duy nhất ta có. “Không ai có thể mất đi quá khứ hoặc tương lai, vì làm sao có chuyện ta mất đi cái không thuộc về ta?”
Quá khứ đã đi qua. Tương lai chỉ có thể bị ảnh hưởng bởi những hành động mà chúng ta thực hiện ở đây và bây giờ. Đó là lý do tại sao các nhà Khắc kỷ nói rằng chúng ta phải chú tâm trong hiện tại đồng thời tập trung vào những gì thực tế và có thể nắm bắt được.
Ta nắm quyền kiểm soát thời khắc này. Ngay bây giờ, chúng ta có thể kiểm soát các lựa chọn mà chúng ta đưa ra. Bạn chọn việc đọc cuốn sách này ngay bây giờ – những gì tôi đã chọn để viết ngay bây giờ (thời điểm tôi đang viết).
Những suy nghĩ và hành động tự nguyện của chúng ta là những thứ duy nhất nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta. Chúng chỉ có trong hiện tại. Nếu chúng ta muốn thể hiện phiên bản tốt nhất của mình trong mọi khoảnh khắc, thì chúng ta cần phải nhận thức được hành động của mình trong thời điểm hiện tại. Sự tập trung vào hiện tại là điều kiện tiên quyết để thực hành Khắc kỷ.
Khó khăn nằm ở việc: Chúng ta bị cuốn đi bởi những suy nghĩ về quá khứ hoặc tương lai. Và vì thế mất kết nối với hiện tại. Đây là lý do chính khiến chúng ta thấy quá sức chịu đựng. Không giống như động vật, chúng ta lo lắng về những gì đã qua hoặc chưa tới, cả hai đều nằm ngoài tầm kiểm soát của chúng ta. Seneca đã nói: “Những con thú hoang dã chạy trốn khỏi nguy hiểm khi đánh hơi được nguy hiểm. Một khi đã trốn thoát, chúng không còn sợ hãi. Nhưng chúng ta lại luôn bị dày vò bởi cả tương lai và quá khứ”.
Ông nói, nếu chỉ nghĩ về hiện tại thì không thể nào khiến ta đau khổ được.
Đó là lý do tại sao chúng ta nên chấn chỉnh bản thân khi quá lo nghĩ và hỏi bản thân: “Ngay tại đây và ngay bây giờ, nhiệm vụ trước mắt của ta là gì và tại sao ta lại thấy nó quá sức chịu đựng?”
Nếu bạn có thể tập trung vào duy nhất thời điểm hiện tại, thì những thử thách này sẽ tự nhiên trở nên dễ chịu đựng và đối phó hơn. Sẽ dễ dàng hơn để chấp nhận chúng như hiện tại và tập trung vào những gì bạn có thể làm ngay bây giờ để cải thiện tình hình của mình và để tận dụng nó một cách tốt nhất.
Cứ từng bước mà đi. Bạn càng kết nối với hiện tại, thì bạn sẽ càng dễ tập trung quan sát hành động của mình hơn và bạn càng tiến gần hơn đến phiên bản tốt nhất của mình.
Marcus Aurelius nói rằng tất cả những gì bạn cần là:
⦁ Đánh giá khách quan trong thời điểm hiện tại: Bản chất của sự việc nếu nhìn một cách khách quan?
⦁ Chấp nhận ngoại cảnh trong thời điểm hiện tại: Chấp nhận và bằng lòng với những gì nằm ngoài tầm kiểm soát.
⦁ Hành động vì lợi ích chung trong thời điểm hiện tại: Hành động tốt nhất mà tôi có thể thực hiện lúc này là gì?
Nếu bạn có thể lĩnh hội được những điều này và mang sự chú tâm vào cuộc sống hàng ngày, bạn sẽ gặt hái rất nhiều!
Là những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ đầy tham vọng, chúng ta nên cố gắng tập trung vào khoảnh khắc hiện tại, và không bị phân tâm bởi quá khứ hoặc tương lai. Đó là cách duy nhất để chúng ta có thể thử thách bản thân và nhìn nhận tình hình một cách khách quan, chấp nhận những gì không nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta một cách bình tĩnh và chọn điều chỉnh hành động của mình cho phù hợp với các giá trị đạo đức sâu sắc nhất như sự thông thái, công bằng, sự can đảm và kỷ luật tự giác.