SỰ ĐỘC HẠI CỦA SUY NGHĨ TÍCH CỰC

 

Suy nghĩ tiêu cực có thể cản trở chúng ta đạt được cuộc sống vẹn toàn. Đó là khi cả thế giới đều sai trái và không gì đáng để ta mong cầu; mục đích thực sự của cuộc sống là gì? Mặc dù thái độ sống lạc quan thường được khuyến khích hơn là tiêu cực, nhưng cũng có những mặt tối của “nền văn hóa tích cực” trong thời đại ngày nay. Đã đến lúc ta nên nói về Mặt Tối của sự tích cực độc hại.

Chúng ta đều thấy có những người hạnh phúc, bóng bẩy, và luôn lạc quan về mọi thứ. Họ được trang bị những châm ngôn rõ ràng và hoàn toàn tích cực về cách tiếp cận những vấn đề dù là lớn hay nhỏ trong cuộc sống. Chắc bạn cũng để ý rằng khi bạn nói với người khác về một tình huống cụ thể mà bạn đang phải giải quyết, y như rằng họ lại cho bạn nghe những điều lạc quan bùi tai nhưng vô nghĩa, cho rằng điều đó sẽ làm cho vấn đề của bạn biến mất ngay lập tức. Chồng hay vợ bạn bỏ rơi bạn? “Bạn sẽ vượt qua được thôi!” Bạn vừa bị chẩn đoán mắc một căn bệnh nghiêm trọng như ung thư? “Lạc quan lên!”. Bạn bị lừa dối rất nhiều lần và không thể tin tưởng người khác nữa? “Đừng có bi quan như vậy!” .Tôi không nghĩ rằng việc mong muốn người khác được hạnh phúc và không còn đau khổ là điều sai trái. Vì thế tôi nghi ngờ những câu khẳng định như trên không xuất phát từ tình cảm thật sự.

Nhưng việc vui sướng đến từ sự thiếu hiểu biết, khi chúng ta quan sát kỹ hơn, thì nó không thật sự là điều tốt như ta tưởng. Tuy nhiên vấn đề là, những cụm từ hàm chứa một mức độ phản đối nhất định đều là một phần không thể chối bỏ của cuộc sống: sự đau khổ. Tích cực độc hại là sự né tránh việc nhìn vào những mặt tiêu cực kể cả khi đó là một vấn đề hiển nhiên nhưng không ai muốn nhắc đến – mà chỉ tập trung vào mặt tích cực.

Thay vì nhìn thẳng vào sự thật, chúng ta thà chọn thái độ cứ-cho-nó-là-thật-đi, với một nụ cười giả tạo, và che dấu những thứ không mong muốn. Những triết gia Khắc Kỷ thời xưa đã viết rất nhiều về việc làm thế nào mà những suy nghĩ về một sự việc cụ thể lại ảnh hưởng đến cảm xúc của chúng ta, thậm chí hơn cả chính sự việc đó :

“Con người lo lắng không phải do sự việc, mà là do những quy tắc và niềm tin về sự việc đó. Ví dụ: cái chết đối với Socrates không hề đáng sợ. Mà sự kinh hãi nằm ở niềm tin của chúng ta rằng cái chết là một điều kinh khủng”

Theo góc nhìn của một triết gia Khắc Kỷ, thì sự lạc quan là một quan niệm. Chúng ta nhìn thấy mặt tốt của những sự kiện để cảm thấy tốt hơn. Nhưng điều này không diễn ra liền. Mà nó cần rất nhiều sự luyện tập. Ví dụ, khi bạn được chẩn đoán mắc một căn bệnh giai đoạn cuối, bạn có thể không thể đơn giản chỉ nhún vai và cảm thấy vui vẻ về điều đó. Mặc dù đây có thể là một lý tưởng triết học nhưng thực tế là phần lớn mọi người đều không thể làm như vậy, và gần như chắc chắn là sẽ không bao giờ làm được. Thông thường, con người sẽ trải nghiệm cảm giác hụt hẫng vì mất mát và cái chết, đơn giản là ta không thể tránh được. Vậy thì, có phải việc chối bỏ điều gì đó là sự thật có thực sự lành mạnh không? Tôi không nghĩ vậy.

“Điều gì đó” mà Epictetus nhắc đến rất có thể là những cảm xúc xuất phát từ những sự kiện không may mắn. Chúng ta có thể hướng mình vào những cảm xúc đó và nói: “vui lên thôi!” hoặc “đừng có bi quan như thế! Lạc quan lên!”. Cái khó của việc đó nằm ở một trạng thái tinh thần lạc quan và trải nghiệm của sự hạnh phúc thật sự được ưu tiên hơn; nhưng bằng việc từ chối và không chấp nhận những thứ như sự đau khổ, muộn phiền, giận dữ, v.v thì trạng thái tinh thần của ta ngay lúc đó chỉ tệ đi mà hơn thôi. Trạng thái tinh thần cần được cải thiện một cách tự nhiên. Thứ duy nhất mà ta có thể làm là tạo ra những điều kiện nhất định mà ta dễ cảm thấy hạnh phúc, như việc theo đuổi những đức tính tốt theo chủ nghĩa Khắc Kỷ Stoicism và Bát Chánh Đạo trong Phật Giáo. Nhưng ta không thể ép buộc bản thân hạnh phúc và nói “chỉ nên nghĩ đến những điều hạnh phúc!”. Nó không hiệu quả đâu. Càng tệ hơn là những người sống kiểu “vui-vẻ-thôi” không có khả năng chịu đựng bất kỳ thứ gì mà họ cho là “tiêu cực”, khăng khăng rằng họ chỉ muốn ở gần những người vui vẻ, tươi tắn và lạc quan. Chà, chúc bạn may mắn nhé. Ý tôi không phải họ chỉ nên ở gần những người bất cần hoặc tiêu cực, nhưng sẽ là rất ngây ngô khi cứ mong muốn con người luôn luôn hạnh phúc, hoặc phải hạnh phúc lên khi được yêu cầu.

Có thể có ngoại lệ, nhưng rất hiếm. Thế giới không phải toàn là “tâm trạng vui vẻ”. Mà chỉ là tâm trạng: tốt và tồi. Việc chối bỏ tốt hoặc tồi có nghĩa là chối bỏ 50% vũ trụ này. Cơ bản là tất cả mọi người – kể cả những người tích cực nhất mà bạn gặp được – đều có mặt tối. Như nhà phân tâm học người Thụy Sỹ Carl Jung đã chỉ rõ: tất cả mọi người đều có “Mặt Tối – The Shadow” (xem thêm các bài về Shadow ở dưới cùng). Sự tích cực độc hại là một công thức để tạo ra một Mặt Tối đần độn nặng nề, chứa đựng những tính cách mà bạn không muốn có. Bởi vì bạn luôn phải đeo một cái mặt nạ hạnh phúc, cho nên tất cả mọi nỗi buồn, đau khổ, giận dữ… và các cảm xúc khác mà bạn không thể thể hiện ra ngoài, chỉ bởi vì bạn bị buộc phải “tích cực”, sẽ bị đẩy vào phần tối của vô thức, nó mưng mủ và thối rữa, tạo ra một con quái vật sẽ thoát ra bên ngoài vào những lúc bạn không ngờ tới nhất.

Tích cực độc hại là một nỗ lực để ép buộc ta vui vẻ bằng cách chối bỏ bất kỳ khía cạnh không mong muốn nào đó của những sự kiện cụ thể. Trong khi sự tích cực thật sự là việc có một thái độ tích cực với những sự kiện đó, mà cùng lúc vẫn chấp nhận những khía cạnh tiêu cực. Đó là một con đường trung đạo để hướng tới tích cực trong khi vẫn những có không gian cho cảm xúc tiêu cực, và thực sự chấp nhận việc chúng ta buồn rầu, đau khổ và cảm thấy thật tệ hại.

Thay vì nói: “Bạn sẽ vượt qua thôi”, ta có thể nói: “Tôi hiểu việc đó rất khó khăn” nhưng bạn đã từng đối mặt với nó trong quá khứ và bạn đã vượt qua, và tôi chắc chắn rằng lần này bạn cũng sẽ vượt qua được. Nếu tôi giúp được gì, thì bạn cứ nói nhé!”. Thay vì: “Hãy nghĩ đến những điều vui vẻ!”, chúng ta có thể nói: “Tôi hiểu cảm giác tồi tệ của bạn lúc này. Nếu tôi có thể làm được gì để giúp bạn cảm thấy ổn hơn, hãy cứ nói nhé”. Vì vậy, bằng việc thay thế sự tích cực độc hại bằng sự tích cực thật sự, chúng ta đã cho người khác cơ hội được cảm nhận những gì họ thực sự cảm nhận. Ý tôi là, làm sao chúng ta có thể giúp người khác trong khi lại đồng thời phản đối họ? Những người ép buộc bạn vui vẻ và tích cực, đơn giản là đừng buồn nữa, chỉ muốn gặp gỡ bạn khi bạn “vui-vẻ” (như trích dẫn trên) sẽ không có tác động tích cực lên bạn chút nào cả. Họ phóng chiếu sự chối bỏ việc đối diện với Mặt Tối của mình lên mọi thứ xung quanh và ép buộc bạn phải đeo mặt nạ giống như họ. Bằng cách đó, họ đánh giá thấp cuộc sống này, bởi vì họ chối bỏ ở chính họ và người khác sự toàn vẹn của những thứ làm nên một con người. Cảm ơn các bạn đã xem!

Nguồn : Einzelgänger

 

Xem thêm :

CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ STOICISM LÀ GÌ

ĐÁNH GIÁ VỀ CÁC QUYỂN SÁCH CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ STOICISM

BỐN ĐỨC HẠNH CỦA STOICISM

NGUYỄN DUY CẦN, HỌC GIẢ ĐẬM CHẤT STOIC

DOWNLOAD SÁCH “SUY TƯỞNG” BẢN RÚT GỌN

MENU TẤT CẢ BÀI VIẾT CỦA TRANG NGƯỜI BẠN VÔ HÌNH (FACEBOOK)