DIOGENES : TIỀN BỐI CỦA STOICISM

DIOGENES VÀ TRIẾT LÝ VỀ CON CHÓ

Có thể xem Diogenes là cụ tổ cà khịa trong làng triết học, là bạn chí cốt của Trang Tử, là tiền bối của chủ nghĩa Khắc Kỷ Stoicism.

Diogenes chế nhạo mọi người trên đường phố, không tôn trọng chính quyền, phá vỡ mọi nghi thức, và không quan tâm đến vệ sinh cá nhân. Trên hết, ông ta đi đại tiện, tiểu tiện và thậm chí kwei tei nơi công cộng. Khi bạn nghĩ về triết học, hành vi mặt dầy của Diogenes, người theo chủ nghĩa Yếm Thế, có lẽ không phải là điều đầu tiên xuất hiện trong đầu. Diogenes phản đối mạnh mẽ các giá trị xã hội và thể chế, bởi vì, theo ông, đây là những thứ bất hòa với bản chất con người. Ông tin rằng xã hội loài người truyền cho chúng ta tất cả các loại ham muốn không tự nhiên, lỗi thời và ngăn chúng ta có được hạnh phúc. Do đó, chúng ta nên tự bỏ đi những cấu trúc nhân tạo hư hỏng này, để sống theo cách mà chúng ta phải sống: phù hợp với tự nhiên.

Quan điểm của Diogenes đối với mọi thứ được xã hội hóa là rất rõ ràng. Ông ta thực hành những gì ông ta giảng, cư xử một cách mù mờ, không liên quan đến quy ước. Không có gì ngạc nhiên khi mọi người gọi ông ta là ‘chó dữ’, ‘giống chó’, hay đơn giản là ‘con chó’ !

Trong bài này, chúng ta sẽ khám phá triết lý của Diogenes, và những gì có thể học được từ ý tưởng của ông. Một học trò của Socrates tên là Antisthenes đã đưa ra các ý tưởng đầu tiên về những gì sau này trở thành trường phái triết học gọi là Chủ Nghĩa Yếm Thế Cynicism. Từ cynicism, xuất phát từ tiếng Hy Lạp cổ đại kunikós, có nghĩa là “giống chó”, đề cập đến Diogenes, người theo dõi Antisthenes, được sinh ra ở Sinope thuộc địa Hy Lạp. Không chắc là Antisthenes và Diogenes đã từng gặp nhau, nhưng ông và triết gia bướng bỉnh kia chắc chắn chia sẻ sở thích sống một cuộc sống nghèo khổ. Cả hai đều đồng ý rằng của cải không phải vấn đề của sự sở hữu.

“Sự giàu có và nghèo đói không nằm ở bất động sản của một người , mà là trong tâm hồn của họ”

Có một sự khác biệt giữa chủ nghĩa Yếm Thế thời hiện đại và chủ nghĩa Yếm Thế như một triết lý. Chủ nghĩa Yếm Thế, như nó được sử dụng ngày nay, đề cập đến một lập trường tiêu cực đối với bản chất con người. Hoặc như từ điển Cambridge định nghĩa nó:

“Niềm tin rằng mọi người chỉ quan tâm đến bản thân họ và không chân thành.”

Tuy vậy, người Cynics cổ đại không hoàn toàn tiêu cực đối với bản chất con người. Họ chỉ phản đối quyết liệt các kiểu xã hội mà con người tạo ra cho chính họ vì chúng ngăn cản việc sống thuận theo bản chất tự nhiên. Vì vậy, họ chỉ trích hành vi của con người nhưng tin rằng chúng ta có thể được chữa khỏi.

Diogenes là hiện thân của nghèo đói. Ông sống trong một cái thùng gần chợ ở thành phố Corinth. Ông không sở hữu gì ngoại trừ một vài miếng giẻ cũ, và một cái bát để ăn và uống. Khi nhìn thấy một đứa trẻ uống nước bằng tay, ông ta cũng ném bát đi. Mặc dù nghèo, và từ chối các quy tắc và tập quán, ông không bị cắt đứt khỏi xã hội. Trong thực tế, là người đàn ông kỳ quặc, ông ta thách thức mọi người bằng cách bắt chuyện và đối mặt với các lỗi lầm của họ. Triết gia nổi tiếng Plato là một người đương thời với Diogenes, người tin rằng ý tưởng là nền tảng của thực tế, bị Diogenes chỉ trích rằng ông Plato quá lý thuyết.

Ông thường chế giễu Plato bằng cách chen ngang các bài giảng. Có một lần, Plato được khen ngợi vì định nghĩa của ông về một con người, cụ thể là: “một con gà không lông”. Để đáp lại, Diogenes đã nhổ lông một con gà, tiến vào học viện của Plato, và nói: “Xem đây ! con người của Plato nà !”. Theo một cách nào đó, chúng ta có thể thấy Diogenes là một người chống triết học. Ông từ chối sự cần thiết của một hệ thống đạo đức mở rộng và tất cả các loại học thuật hàn lâm khác. Triết lý của ông được thể hiện thông qua hành động, và phương pháp này là chìa khóa thành công của Diogenes: triết lý rất-thực-tế, có thể dễ dàng tiếp cận với quần chúng, và chủ nghĩa Cynicism như một trường phái triết học phát triển mạnh ở Hy Lạp và Rome sau này.

Plato, mặc dù thừa nhận sự sáng chói và hóm hỉnh của Diogenes, đã không chấp nhận các hành vi tục tĩu và gọi ông ta là “Socrates phát điên”. Plato chắc chắn không là người duy nhất bị Diogenes chế giễu. Một ngày nọ, ông đến khu chợ vào ban ngày với một chiếc đèn lồng, kiểm tra ngẫu nhiên nhiều người và nói: “Tôi đang tìm kiếm một con người, và chưa tìm ra bất cứ ai”. Tất nhiên, ý ông là tất cả những người ông gặp ở chợ đã mất kết nối với nhân tính của họ. Ông cố gắng truyền đi thông điệp tương tự bằng cách đi lùi qua hiên nhà.

Khi mọi người cười nhạo, ông thách thức họ bằng cách đặt câu hỏi:

“Có thấy xấu hổ không khi các chú đi lùi một cách nghịch Đạo và đổ lỗi cho anh ? Anh chỉ đi lùi cho vui thôi nha !”

Thật buồn cười và bực bội đối với Diogenes, khi thấy mọi người mù mờ về tình trạng mà họ đã tạo ra cho mình và các tiêu chuẩn lố bịch mà họ mong đợi để tuân thủ. Do đó, Diogenes không chỉ sống vì bản thân mình: ông cũng cố gắng khai sáng cho những người xung quanh. Nhiều giai thoại mô tả Diogenes là “giống con chó”. Khi được hỏi tại sao mọi người mô tả về ông theo cách đó, Diogenes trả lời:

“Tôi thích những người cho tôi bất cứ thứ gì, tôi sủa oẳng oẳng với những người từ chối, và tôi cắn những kẻ bất lương”

Tuy nhiên, một ngày nọ, ông đưa khát vọng trở nên “giống chó” của mình lên một cấp độ hoàn toàn mới, khi một nhóm người Athen giàu có vô lễ ném xương vào ông trong một bữa tiệc. Phản ứng của Diogenes: nhấc chân và tè vào đám người đó !

Diogenes không kết hôn. Ông ta thỏa mãn ham muốn tình dục của mình bằng cách thẩm du ở nơi công cộng. Khi bị chế giễu vì điều này, ông trả lời: “Tôi ước có thể dễ dàng xua tan cơn đói bằng cách…xoa bụng”. Mặt khác, học trò của ông, Crates, kết hôn với một triết gia người Cynic tên là Hipparchia cũng tiếp tục hành vi bướng bỉnh này của Diogenes, họ xxx nơi công cộng.

Có lẽ giai thoại nổi tiếng nhất về Diogenes là khi ông chế giễu Alexander Đại đế. Alexander Đại đế là một vị vua của Macedonia, và là một trong những chỉ huy quân sự thành công nhất trong lịch sử. Trong thời gian cai trị của mình, ông đã có thể thành lập một đế chế trải dài từ Hy Lạp đến Ấn Độ. Khi Alexander ở lại Corinth, Diogenes không chú ý đến ông ta, trái ngược với nhiều triết gia và chính khách khác, những người vội vã chúc mừng quốc vương với những thành tựu đạt được. Alexander muốn gặp người đàn ông bướng bỉnh này và tìm thấy Diogenes nằm dưới ánh mặt trời. Theo ghi chép của triết gia Hy Lạp cổ đại Plutarch:

“Diogenes nhón dậy một chút khi nhìn thấy rất nhiều người tiến về phía mình, và dán mắt vào Alexander. Và khi vị vua nói lời chào và hỏi Diogenes có muốn gì không, Diogenes trả lời “Có, đứng né ra cho ta tắm nắng “

Theo Plutarch, Alexander đã bị sốc bởi điều này. Thể hiện sự ngưỡng mộ lớn đối với Diogenes, ông nói với những người theo mình:“Nếu không phải là Alexander, tôi ước mình là Diogenes”

Không có sự đồng thuận nào về cái chết của Diogenes. Một số người nói rằng ông chết vì bệnh dại do xung quanh ông ta có nhiều chó. Những người khác tin rằng ông chết vì ngộ độc thực phẩm, và một số khác lại nói ông tự kết liễu đời mình bằng cách nín thở.

Sau khi chia sẻ một vài giai thoại, hãy cùng khám phá lý do tại sao Diogenes lại làm như vậy, và những gì triết lý Diogenes ngụ ý. Người Cynics chỉ ra sự vô nghĩa của cuộc sống văn minh, cho thấy con người không phải những sinh vật xấu, mà họ đã tạo ra một xã hội ghẻ lạnh với bản chất thật của mình. Giống với tư tưởng của Socrates, người Cynic tin rằng đức hạnh và hạnh phúc nằm trong tay chúng ta, và do đó, những thứ ngoại cảnh không liên quan khi tìm kiếm hạnh phúc. Giống như Socrates, Diogenes tin rằng một cuộc sống tốt là một cuộc sống tự túc. Bởi vì một người không sở hữu gì, và chẳng mong muốn gì hơn là sự thỏa mãn các nhu cầu cơ bản của anh ta, thật dễ dàng để anh ta cảm thấy hài lòng. Anh ta không cần những thứ như sự giàu có về vật chất và địa vị, để được hạnh phúc và chả thèm quan tâm người khác nghĩ gì về mình.

Diogenes tận hưởng những thú vui nhỏ bé của cuộc sống, vốn dễ dàng hơn rất nhiều so với những điều tốt đẹp mà xã hội muốn chúng ta theo đuổi, thường phải mất rất nhiều nỗ lực để có được. Triết gia Epicurus đã chia sẻ quan điểm này, và cũng từ chối sự theo đuổi của những thú vui khiến chúng ta phải trả giá nhiều hơn chúng ta thực sự nhận được. Lấy sự theo đuổi của cải vật chất làm ví dụ. Diogenes nghĩ tiền là bà mẹ sinh ra mọi tội lỗi. Và để đối mặt với nó: xã hội mong muốn chúng ta vượt quá khả năng của mình để đạt được những mục tiêu hời hợt mà nó đặt ra. Một số người thậm chí sẵn sàng thực hiện các hành vi vô đạo đức bao gồm bạo lực và giết người, chỉ để lấy tiền. Và để làm gì? Hầu hết thời gian, để mua những thứ họ không cần, để gây ấn tượng với người mà họ chẳng thích. Vì vậy, khi chúng ta loại bỏ áp lực xã hội ra khỏi phương trình, thì mục đích của việc theo đuổi của cải vật chất là gì?

Diogenes thương hại tất cả những người bị mắc kẹt trên bánh xe của con chuột hamster, cứ chạy với hy vọng đạt được những gì họ chẳng bao giờ có, trừ khi họ tự giải thoát mình khỏi cuộc đua chuột trong xã hội (social rat race), sống cuộc đời đơn giản hợp tự nhiên của loài người và tận hưởng khoảnh khắc hiện tại. Điều này, ông coi là một lối tắt cho đức hạnh; một cách dễ dàng và thuận tiện hơn để được hạnh phúc.

Theo quan điểm của Diogenes, chó là giáo viên tuyệt vời về cách sống hòa hợp với thiên nhiên. Nó bộc lộ ngay khi mong muốn thứ gì đó, ăn khi nó đói (và ăn bất cứ điều gì nó có thể tìm thấy), mặt dầy ịch xã giao ở nơi công cộng, và sống trong thời điểm hiện tại mà không phải lo lắng. Về đặc điểm cuối cùng, có thể nói rằng những gì nhiều người tìm kiếm tâm linh đang mưu cầu, thì những con chó đã có từ lâu.

Mặc dù cuộc sống nghèo khổ có vẻ rất khó chịu: Cách sống của Diogenes đã khiến ông trở nên vô cùng mạnh mẽ. Rốt cuộc: ông độc lập với các yếu tố bên ngoài, và do đó, không ai có thể làm gì ông ta. Bản thân ông chứ không phải thế giới bên ngoài đã kiểm soát được hạnh phúc của mình. Hơn nữa, Diogenes đã tìm cách sống một cuộc đời tàn tạ. Bởi vì cố tình sống một cuộc sống khó khăn, chúng ta không chỉ trở nên mạnh mẽ hơn mà còn có khả năng tận hưởng những điều nhỏ nhặt hơn. Một ví dụ về điều này là Diogenes thường xuyên cầu xin với những bức tượng, để làm quen với việc…bị từ chối.

Tóm lại: Diogenes khét tiếng vì cư xử như một con chó, sống trong thùng, không sở hữu gì nhiều hơn một số giẻ rách cũ. Ông là một người đàn ông giản dị. Triết lý của ông, Chủ nghĩa Yếm Thế, không dựa trên các hệ thống đạo đức phức tạp và các công trình học thuật rộng lớn. Thay vào đó, nó dựa trên hành động. Diogenes chỉ trích xã hội hiện đại và cách nó tách con người ra khỏi bản chất thực sự của họ. Triết lý của ông có ý nghĩa như một phương thuốc cho tình trạng đáng thương của con người. Nó khuyến khích chúng ta sống một cuộc đời khó nhằn, phá vỡ quy ước, từ bỏ ngoại cảnh và tận hưởng thời điểm hiện tại mà thôi.

Diogenes thực hành những gì ông rao giảng: giai thoại về ông miêu tả các hành vi độc đáo của ông. Diogenes thực sự chả thèm ngó đến những điều mà xã hội bảo chúng ta phải quan tâm. Địa vị, tiền bạc, chuẩn mực xã hội: Diogenes bỏ qua tất cả. Có khá nhiều điểm tương đồng giữa chủ nghĩa Khắc Kỷ Stoicism và chủ nghĩa Yếm Thế Cynicism. Do đó, không có gì ngạc nhiên khi chủ nghĩa Khắc Kỷ xuất phát trực tiếp từ chủ nghĩa Yếm Thế ! Nhà viết tiểu sử cho Diogenes, Laërtius đã viết rằng Zeno, người sáng lập chủ nghĩa khắc kỷ, đã viết triết lý của mình “trên đuôi con chó”, khi ông được hướng dẫn bởi Crates, một học trò của Diogenes. Chủ nghĩa Khắc Kỷ rõ ràng là một triết lý cho những người tìm cách tham gia vào xã hội và làm việc cùng với đồng loại. Mặt khác, chủ nghĩa Yếm Thế Cynicism là một triết lý cho những người ngoài cuộc. Tuy nhiên, cả hai đều ủng hộ ý tưởng rằng việc đạt được hạnh phúc, đức hạnh và sự bình an nội tâm hoàn toàn nằm trong tầm kiểm soát của chúng ta.

Vào đây xem thêm các hình rất vui nhộn về thánh cà khịa Diogenes :

https://www.facebook.com/invisiblepartner/posts/141480767482038
______________

Các bài liên quan

HOT: Tầm quan trọng của Jungian Psychology và Stoicism trong thời loạn

Đánh giá các quyển sách Khắc Kỷ Stoicism

Bài giảng rất hay về Stocism, nói về lịch sử hình thành của chủ nghĩa Khắc Kỷ và cuộc đời Marcus Aurelius.
https://www.youtube.com/watch?v=jitMGxpqDmU (video)
(text)
Giới thiệu Stoicism

Sách Stoicism tiếng Việt, cập nhập mỗi đầu tháng

Bốn đức hạnh của Stoic