Bài thực hành 22: Phán xét của bạn có hại cho bạn
👉TẢI EBOOK PDF SÁCH "THE DAILY STOIC" TIẾNG VIỆT BẢN MỚI 2022
👉TẢI EBOOK PDF SÁCH "SỔ TAY CHỦ NGHĨA KHẮC KỶ - TƯ TƯỞNG VƯỢT THỜI ĐẠI ĐỂ GẶT HÁI SỨC BẬT TINH THẦN, TỰ TIN VÀ ĐIỀM TĨNH"
Nội dung bài viết
ToggleCHƯƠNG 7: Bài Thực hành Tình huống Làm thế nào để Đối phó với Cuộc sống khó khăn?
Khi cuộc sống diễn ra suôn sẻ, thật dễ dàng để thực hành các nguyên tắc Khắc kỷ. Nhưng khi cuộc sống trở nên đầy khó khăn, mọi chuyện không đơn giản như vậy.
Như Mike Tyson đã nói, “Ai cũng đều có kế hoạch cho đến khi bị [thực tại] vả vào mặt”. Với tư cách là những người theo chủ nghĩa Khắc kỷ nghiêm túc, vào những giây phút như thế, ta rất cần phải giữ bình tĩnh, kiểm soát những cảm xúc bốc đồng và lựa chọn các phản ứng phù hợp nhất.
Hãy nhớ rằng, không quan trọng điều gì xảy ra, quan trọng là ta phản ứng thế nào. Bản thân sự việc không khiến ta bị rối bời, mà cách ta diễn giải mới khiến ta bị rối bời.
Cuộc sống không dễ dàng. Cuộc sống là một thử thách và nó sẽ ném cho bạn những điều không mấy dễ chịu:
⦁ Bạn đánh mất những gì bạn yêu quý
⦁ Bạn bị bệnh
⦁ Bạn phải đối mặt với những quyết định quan trọng trong cuộc sống
⦁ Cái cốc yêu thích của bạn bị vỡ
⦁ Bạn sẽ cảm thấy chán nản đến thảm hại mà không có lý do
⦁ Thế giới dường như sẽ chống lại bạn
Cuộc sống trở nên khó khăn. Các bài thực hành sau đây sẽ giúp bạn đối phó với nó một cách hiệu quả.
Bài thực hành 22: Phán xét của bạn có hại cho bạn
“Nếu ngươi bị tổn thương bởi bất kỳ yếu tố bên ngoài nào, không phải điều đó khiến ngươi khó chịu, mà nhận định của chính ngươi về nó mới khiến ngươi khó chịu. Và ngươi nắm trong tay sức mạnh để xóa đi nhận định ấy ngay bây giờ.”
– MARCUS AURELIUS
Bạn bị rối bời không phải bởi những gì xảy ra, mà bởi cách nhìn nhận của bạn về nó. Đó là một nguyên tắc Khắc kỷ kinh điển. Tâm trí rối bời của bạn đến từ việc bạn đánh giá sự việc là không như mong muốn hoặc không may mắn.
Bạn than vãn, rên rỉ và phàn nàn về điều đó.
Hãy ghi nhớ: Phán xét là nguyên nhân gây ra một tâm trí rối bời.
Điều tai hại không đến từ những gì xảy ra – một người khó chịu hoặc một tình huống không được dễ chịu – mà đến từ cách bạn phản ứng với nó.
Điều tai hại đến từ niềm tin của bạn về sự việc. Vì vậy, khi ai đó “khích” bạn, không phải người đó mà chính cách bạn suy diễn khiến bạn bị tổn thương.
Chính suy nghĩ của bạn đã kích động những cảm xúc tiêu cực.
Cách bạn phản ứng sẽ quyết định bạn có bị tổn thương hay không. Marcus Aurelius nói rằng đây là cách mà người khác không có khả năng gây tác động đến bạn. Vận mệnh không kiểm soát điều này. Chỉ bạn mới có quyền tác động vào tâm trí của bản thân, chỉ bạn mới có thể hủy hoại cuộc sống của mình.
Hãy chịu trách nhiệm. Tôi có thể nói thẳng vào mặt bạn bạn là kẻ ngu, và bạn sẽ bị tổn thương. Nhưng tôi còn chẳng có khả năng làm bạn tổn thương. Nếu bạn thấy tổn thương vì lời của tôi, thì đó là vì cách diễn giải của bạn, chứ không phải lời của tôi xúc phạm bạn.
Thật là điên rồ nếu chúng ta nghĩ về điều đó: Việc mổ xẻ phân tích một lời nhận xét lại có sức ảnh hưởng lớn đến thế nào. Đó là sự khác biệt giữa khuôn mặt bừng sáng với nụ cười và khuôn mặt đầm đìa trong nước mắt. Về cơ bản, cách bạn “dán nhãn” sự việc quyết định nó có gây ảnh hưởng đến bạn hay không. Nếu bạn giải thích những từ ngữ theo cách tích cực, bạn sẽ không bị tổn thương bởi chúng.
Chính cách nhìn nhận của bạn khiến bạn đau đớn. Đồng thời chính cách nhìn nhận của bạn sẽ tiếp sức mạnh cho bạn. Tôi nhớ từng có ngôi sao bóng đá đã nói điều gì đó tương tự, “Tiếng huýt sáo và la ó của những người hâm mộ đội khách bất cứ khi nào tôi có bóng là điều thúc đẩy tôi.”
Trong khi cầu thủ khác có thể thấy tổn thương và mất tập trung, thì anh ấy lại thấy như được tiếp thêm sức mạnh.
Bây giờ, ở lần tiếp theo khi bạn bị quấy rầy bởi điều gì đó, hãy nhớ rằng chính phán xét của bạn về tình huống gây tổn thương bạn. Cố gắng xóa bỏ phán xét, và tổn thương rồi cũng biến mất. Đừng đánh giá sự việc là tốt hay xấu, hãy cứ coi nó như nó vốn là – và bạn sẽ không bị tổn hại. Phản ứng của bạn cho thấy bạn có bị tổn thương hay không. Như Marcus Aurelius đã nói: “Hãy chọn không bị tổn thương – và ngươi sẽ không cảm thấy bị tổn thương. Đừng cảm thấy đã bị tổn thương – và ngươi đã không cảm thấy bị như thế”.
Không dễ dàng, tuy nhiên hiểu được điều này thì tốt.
Cố gắng thực hiện điều này: Đừng than vãn, rên rỉ hay phàn nàn.